Trong kỷ nguyên vạn vật kết nối, bảo mật IoT không còn là vấn đề mang tính lý thuyết mà đã trở thành mối đe dọa ngày càng gia tăng. Từ robot công nghiệp bị chiếm quyền đến camera giám sát thông minh bị xâm nhập, các cuộc tấn công vào thiết bị kết nối đang mở rộng cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng.
Một ví dụ điển hình chính là cuộc tấn công botnet Mirai, khi hàng ngàn thiết bị IoT kém bảo mật đã bị lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn, khiến nhiều dịch vụ Internet toàn cầu bị tê liệt. Gần một thập kỷ sau, các biến thể Mirai vẫn tiếp tục hoạt động trong năm 2025, nhắm vào mọi thứ từ camera IP đến router công nghiệp.
Theo thống kê của Statista, tính đến năm 2025 đã có hơn 19,8 tỷ thiết bị IoT được kết nối trực tuyến và con số này được dự đoán sẽ vượt 29 tỷ vào năm 2030. Sự gia tăng nhanh chóng này đồng nghĩa với việc bề mặt tấn công đang mở rộng nhanh chóng, tạo điều kiện cho các rủi ro bảo mật tiềm ẩn bùng phát.
Các thiết bị IoT hiện nay đóng vai trò thiết yếu trong nhiều ngành nghề: router công nghiệp điều khiển dây chuyền sản xuất, cảm biến giám sát cơ sở hạ tầng, camera thông minh đảm nhiệm an ninh công cộng. Với vai trò quan trọng như vậy, một lỗ hổng bảo mật không chỉ là vấn đề dữ liệu, mà có thể dẫn tới gián đoạn vận hành, mất an toàn, hoặc vi phạm tiêu chuẩn tuân thủ.
Vì vậy, bảo mật không thể là yếu tố được tính đến sau cùng. Muốn bảo vệ hệ sinh thái IoT một cách hiệu quả, trước hết cần xác định rõ những điểm yếu phổ biến và lựa chọn giải pháp phù hợp.
Mục lục
Hiểu rủi ro để xây dựng bảo mật IoT vững chắc
Dù chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, nhưng bảo mật chưa theo kịp. Nhiều tổ chức vẫn triển khai thiết bị IoT với mật khẩu mặc định, phần mềm chưa vá lỗi, hoặc thiếu mã hóa dữ liệu, trong khi môi trường vận hành ngày càng phức tạp và dễ bỏ sót.
Quản lý bảo mật cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thiết bị trên diện rộng từ một khu công nghiệp cho đến một hệ thống thành phố thông minh, đòi hỏi công cụ và quy trình mà không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đầu tư. Trong khi đó, tin tặc ngày càng chủ động khai thác những lỗ hổng nhỏ để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn.

Những điểm yếu thường gặp trong bảo mật thiết bị IoT
1. Tài khoản mặc định và cấu hình yếu
Rất nhiều thiết bị IoT vẫn được xuất xưởng với tài khoản mặc định như admin/admin
hoặc 1234
. Trong quá trình triển khai vội vàng, mật khẩu này thường không được thay đổi. Kết hợp với cổng truy cập từ xa mở sẵn và giao diện quản trị web không được bảo vệ, kẻ tấn công dễ dàng sử dụng công cụ tự động để dò mật khẩu và chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Thậm chí, nhiều thiết bị không buộc người dùng thay mật khẩu hoặc không hỗ trợ xác thực đa lớp, khiến chúng dễ bị tấn công ngay từ khi kết nối vào mạng.
2. Firmware lỗi thời
Firmware là phần mềm nền tảng vận hành thiết bị IoT, và cũng giống như bất kỳ phần mềm nào, nó có thể tồn tại lỗ hổng. Nếu không được cập nhật thường xuyên, các lỗ hổng này sẽ tồn tại nhiều năm và trở thành điểm yếu cố định.
Tin tặc thường quét Internet để tìm thiết bị sử dụng firmware cũ, dựa trên cơ sở dữ liệu như CVE (Common Vulnerabilities and Exposures), nhằm tìm kiếm các mục tiêu dễ tấn công.
Tuy nhiên, việc cập nhật firmware tại quy mô lớn (OTA) là điều không dễ với nhiều tổ chức, đặc biệt ở các hệ thống phân tán như thành phố thông minh hay mạng lưới giám sát công nghiệp. Việc không cập nhật kịp thời biến firmware cũ thành “cửa ngỏ” lâu dài cho các rủi ro bảo mật.
3. Giao tiếp không mã hóa
Nhiều thiết bị IoT vẫn sử dụng các giao thức không an toàn như HTTP, Telnet hoặc MQTT không mã hóa để truyền dữ liệu. Điều này khiến thông tin quan trọng như nhật ký hệ thống, dữ liệu cảm biến hoặc video trực tiếp dễ dàng bị đánh cắp, chỉnh sửa, hoặc sử dụng để giả mạo truy cập.
Với các lĩnh vực yêu cầu độ tin cậy cao như điện lưới, hệ thống giao thông hoặc y tế, việc thiếu mã hóa không chỉ ảnh hưởng đến quyền riêng tư mà còn có thể gây ra hậu quả thực tế nghiêm trọng.
4. Thiết bị thiếu tính năng bảo mật tích hợp
Để tiết kiệm chi phí hoặc thu nhỏ thiết kế, nhiều thiết bị IoT gần như không tích hợp tường lửa, kiểm soát truy cập, tính năng chống DoS hoặc khả năng phát hiện và ghi log các hành vi bất thường.
Những thiết bị như vậy rất dễ trở thành mục tiêu cho botnet, bị lợi dụng trong các cuộc tấn công lan truyền, hoặc làm bàn đạp để xâm nhập sâu hơn vào hệ thống mạng.

Giải pháp bảo mật IoT toàn diện từ Teltonika
Với tầm nhìn “bảo mật ngay từ thiết kế”, Teltonika đã tích hợp hàng loạt biện pháp bảo mật ngay trong các sản phẩm router và gateway của mình:
1. Thiết lập an toàn mặc định
- Buộc thay đổi mật khẩu khi khởi tạo
- Chặn các cổng không sử dụng
- Giới hạn quyền truy cập và mức độ phơi bày thiết bị trên Internet
2. Quản lý từ xa với RMS (Remote Management System)
- Theo dõi toàn bộ hệ thống thiết bị từ xa
- Cập nhật firmware hàng loạt qua OTA
- Thiết lập chính sách bảo mật theo nhóm
- Cảnh báo ngay khi có hành vi bất thường
Tất cả những điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, hạn chế lỗi vận hành và kiểm soát tập trung ngay cả với quy mô lớn.
3. Mã hóa và phân vùng mạng
Thiết bị của Teltonika hỗ trợ mã hóa mạnh mẽ với các giao thức như:
- OpenVPN, WireGuard, IPsec, HTTPS
- Hỗ trợ phân tách mạng thông qua SSID, VLAN, Firewall, NAT
Nhờ đó, nếu một thiết bị bị tấn công, kẻ xâm nhập không thể di chuyển dễ dàng sang các thiết bị khác trong mạng.
Xu hướng bảo mật IoT trong tương lai
1. Chuẩn hóa quy định bảo mật
EU đang ban hành quy định mới theo Radio Equipment Directive (RED) yêu cầu:
- Thiết bị radio có cài đặt mặc định an toàn
- Bảo vệ dữ liệu và khả năng quản lý lỗ hổng
Nhiều thiết bị Teltonika như RUTX50, RUT241, RUT230, RUT950 đã được chứng nhận RED. Các thiết bị còn lại đang trong quá trình hoàn thiện để đạt tiêu chuẩn này.
2. Hợp tác đa ngành là yếu tố then chốt
Không doanh nghiệp nào có thể tự mình bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái IoT. Các sáng kiến như Charter of Trust do Siemens, IBM và nhiều đơn vị lớn khởi xướng đang thúc đẩy các tiêu chuẩn chung và phản ứng phối hợp, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn ngành.
Từ nhà máy thông minh đến đội xe di động, các rủi ro bảo mật IoT là rõ ràng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát.
Với phương pháp “bảo mật theo thiết kế” và các công cụ phù hợp, doanh nghiệp có thể đảm bảo hệ thống kết nối luôn an toàn mà không ảnh hưởng đến hiệu năng vận hành.
Tại Teltonika, bảo mật không phải là tùy chọn, mà là cốt lõi của mọi sản phẩm. Từ các dòng router công nghiệp đến hệ thống quản lý từ xa Teltonika RMS, mọi giải pháp đều được thiết kế để loại bỏ điểm mù bảo mật và tăng cường khả năng phòng vệ mạng.
Raycom – Nhà phân phối chính của Teltonika tại Việt Nam
Với kinh nghiệm dày dặn trong việc cung cấp các giải pháp mạng công nghiệp, Teltonika Networks mang đến sự kết hợp giữa độ tin cậy, độ bền và tính linh hoạt. Thiết bị mạng Teltonika không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu mở rộng trong tương lai của ngành sản xuất công nghiệp.
Raycom Distribution là NPP chính của thương hiệu Teltonika tại Việt Nam. Với mong muốn thúc đẩy việc kết nối với các đại lý, nhà thầu tiếp cận với thiết bị Teltonika chính hãng kèm dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, Raycom luôn cam kết đảm bảo các yếu tố:
- Sản phẩm đa dạng: Danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các dòng Switch công nghiệp, Router công nghiệp…
- Giá tốt: Các đại lý, nhà thầu và dự án lớn nhỏ luôn được hỗ trợ mức giá tốt đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- Chất lượng đảm bảo: Sản phẩm đến tay khách hàng luôn là chính hãng với đầy đủ CO/CQ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.
- Hỗ trợ dự án: Raycom sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và thiết kế lên BOM dự án.
Dịch vụ CSKH chuyên nghiệp: tư vấn chuyên nghiệp từ báo giá đến thông tin sản phẩm, lên giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ hậu mãi…
Raycom đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị và tư vấn giải pháp mạng công nghiệp tại Việt Nam. Đây là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm trong ngành.
Với Raycom, Quý Khách Hàng không chỉ nhận được các sản phẩm chất lượng cao mà còn được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia tận tâm và giỏi chuyên môn. Bên cạnh đó, quy trình xuất kho và thanh toán được đơn giản hóa và linh hoạt, tiết kiệm thời gian chi phí.
Liên hệ để được báo giá hoặc tư vấn miễn phí tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI RAYCOM
- Hotline/Zalo: 0932 728 972
- Email: info@raycom.vn