Hạ tầng mạng có thể hiểu đơn giản là tập hợp tất cả các thành phần vật lý của một hệ thống mạng bao gồm cả phần cứng và phần mềm, nhằm mục tiêu đảm bảo kết nối và giao tiếp liền mạch giữa các thiết bị, người dùng và Internet. Mục tiêu chính của kiến trúc mạng này là xây dựng một hệ thống ổn định, cho phép luồng thông tin được truyền tải hiệu quả giữa các bộ phận trong tổ chức.
Vì sao hạ tầng mạng lại quan trọng?
Nói một cách đơn giản, hạ tầng mạng là yếu tố then chốt giúp đảm bảo kết nối xuyên suốt, khả năng truy cập cao, quản lý bảo mật hiệu quả và khả năng quan sát toàn bộ hệ thống mạng từ đầu đến cuối, điều không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức nào.
Mỗi ứng dụng hay mô hình sử dụng đều đòi hỏi một hệ thống mạng vững chắc, đảm bảo tối ưu hiệu năng cũng như độ an toàn cho các thiết bị và ứng dụng mạng.

Một ví dụ về cơ sở hạ tầng mạng tốt có thể là một gateway IoT dùng cho hệ thống SCADA tiện ích. SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) là một thành phần cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực điều khiển từ xa và viễn thông, cho phép các công ty giám sát và điều khiển PLC (bộ điều khiển logic lập trình) cũng như thu thập dữ liệu tiêu thụ điện, nước, khí từ xa.
Trong một dự án thực tế, đối tác của Teltonika đã lựa chọn gateway công nghiệp TRB246 cho giải pháp của khách hàng mình để phục vụ mục tiêu truyền dữ liệu máy–máy (M2M).
Điểm thách thức lớn nhất của giải pháp này nằm ở chính kiến trúc giao tiếp M2M: các PLC này liên tục thu thập dữ liệu như mức tiêu thụ điện, áp suất nước, lưu lượng khí… và gửi về hệ thống SCADA từ xa thông qua kết nối không dây.
Trong mô hình mạng này, khách hàng sử dụng SIM private APN nhằm tăng cường tính bảo mật. Tuy nhiên, loại SIM này lại hạn chế khả năng truyền dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị. Để giải quyết vấn đề đó, kỹ thuật port forwarding (chuyển tiếp cổng) đã được áp dụng.
Thông qua port forwarding, dữ liệu từ PLC được chuyển tiếp đến một cổng cụ thể – ví dụ: TCP port 20000 – cổng mà hệ thống SCADA hỗ trợ, cho phép truyền dữ liệu một cách bảo mật và hiệu quả bằng giao thức DNP3.
Trong trường hợp này, hai yếu tố quan trọng nhất góp phần hoàn thiện kiến trúc mạng là port forwarding và hỗ trợ giao thức DNP3.
Vậy làm sao để cải thiện hạ tầng mạng?
Bước đầu tiên là thực hiện đánh giá tổng thể hệ thống mạng hiện tại. Việc nắm rõ kiến trúc mạng đang có – từ các thiết bị kết nối cho đến phần mềm – sẽ giúp bạn xác định những điểm yếu cần cải thiện.
Chẳng hạn, thiết bị hoặc phần mềm đã lỗi thời có thể làm gián đoạn kết nối, trong khi băng thông thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng mạng.
Yếu tố tiếp theo không thể thiếu là kế hoạch dự phòng (redundancy) – một chiến lược giúp giảm thiểu thời gian chết của hệ thống. Việc này bao gồm sử dụng các thiết bị cấp nguồn liên tục (UPS), đường truyền mạng dự phòng và hệ thống lưu trữ dự phòng.

Ví dụ thực tế về tầm quan trọng của kế hoạch dự phòng là ở môi trường doanh nghiệp. Ở đây, mỗi phút hệ thống ngừng hoạt động không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm giảm uy tín, khiến khách hàng không hài lòng. Để đối phó với tình huống đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn router doanh nghiệp RUTXR1 của Teltonika để đảm bảo kết nối luôn thông suốt.
Tín hiệu Wi-Fi từ router này còn được tăng cường nhờ các thiết bị TAP200 được đặt ở các vị trí chiến lược, kết nối với RUTXR1 thông qua PoE injector. Điều này giúp tối ưu vùng phủ sóng mà không cần thêm dây cáp, từ đó tiết kiệm chi phí và công sức triển khai hệ thống.
So với dòng TAP100 chỉ hỗ trợ Wi-Fi 4, TAP200 được trang bị chuẩn Wi-Fi 5 – phù hợp hơn với những ứng dụng đòi hỏi tốc độ truyền tải cao hơn.
Router RUTXR1 cũng được thiết kế để lắp rack, tích hợp cổng SFP cho phép truyền tải dữ liệu bằng cáp quang tầm xa – một yêu cầu phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Ngoài ra, thiết bị còn có hai đầu cấp nguồn DC, giúp kết nối đồng thời với hai nguồn điện độc lập. Nếu một nguồn gặp sự cố, router vẫn có thể hoạt động bình thường với nguồn còn lại.
Một ưu điểm không thể thiếu là khả năng tương thích với hệ thống quản lý từ xa RMS của Teltonika. Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, RMS sẽ giúp kỹ thuật viên xử lý từ xa, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Điều gì nữa là yếu tố quyết định thành công cho hệ thống mạng?
Bên cạnh tính ổn định và hiệu suất, an ninh mạng là yếu tố sống còn. Bạn cần xây dựng chính sách và giao thức bảo mật rõ ràng để bảo vệ tính bảo mật, toàn vẹn và khả năng truy cập dữ liệu.
Việc này bao gồm xác định người có quyền truy cập mạng, dữ liệu họ được phép xem và phương thức họ sử dụng để kết nối vào hệ thống.

Ví dụ, trong mạng văn phòng, bạn cần thiết lập firewall phù hợp cho các thành phần như VLAN, Wi-Fi, VPN. Firewall hoạt động như một “người gác cổng”, kiểm soát quyền truy cập và ngăn chặn các hành vi truy cập trái phép.
Nếu bạn muốn chia mạng cho từng bộ phận trong công ty để bảo mật dữ liệu, thì việc thiết lập VLAN riêng và cấu hình firewall cho từng VLAN sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ việc truyền tải dữ liệu giữa các nhóm người dùng khác nhau.
Firewall còn đặc biệt hữu ích khi bạn muốn tạo một mạng Wi-Fi cho khách, nơi khách không thể nhìn thấy hoặc giao tiếp với thiết bị nội bộ. Bạn có thể quy định rõ ràng các cổng mà họ được phép truy cập, đảm bảo hệ thống an toàn hơn.
Tương tự, trong môi trường làm việc từ xa, firewall giúp bạn thiết lập VPN an toàn, cho phép nhân viên truy cập mạng nội bộ từ nhà một cách bảo mật và kiểm soát.
Địa chỉ phân phối Switch Ethernet Teltonika uy tín tại Việt Nam
Raycom Distribution là NPP chính của thương hiệu Teltonika tại Việt Nam. Với mong muốn thúc đẩy việc kết nối với các đại lý, nhà thầu tiếp cận với thiết bị Teltonika chính hãng kèm dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, Raycom luôn cam kết đảm bảo các yếu tố:
- Sản phẩm đa dạng: Danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các dòng Switch công nghiệp, Router công nghiệp…
- Giá tốt: Các đại lý, nhà thầu và dự án lớn nhỏ luôn được hỗ trợ mức giá tốt đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- Chất lượng đảm bảo: Sản phẩm đến tay khách hàng luôn là chính hãng với đầy đủ CO/CQ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.
- Hỗ trợ dự án: Raycom sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và thiết kế lên BOM dự án.
- Dịch vụ CSKH chuyên nghiệp: tư vấn chuyên nghiệp từ báo giá đến thông tin sản phẩm, lên giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ hậu mãi…
Raycom đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị và tư vấn giải pháp mạng công nghiệp tại Việt Nam. Đây là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm trong ngành. Với Raycom, Quý Khách Hàng không chỉ nhận được các sản phẩm chất lượng cao mà còn được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia tận tâm và giỏi chuyên môn. Bên cạnh đó, quy trình xuất kho và thanh toán được đơn giản hóa và linh hoạt, tiết kiệm thời gian chi phí.
Liên hệ để được báo giá hoặc tư vấn miễn phí tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI RAYCOM
- Hotline/Zalo: 0932 728 972
- Email: info@raycom.vn
Theo Teltonika Networks.